Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

TÀI SẢN RỦI RO PHỤC HỒI – LÀ DEAD CAT BOUNCE HAY LÀ TREND REVERSAL? HÃY CÙNG ĐỌC VỊ TÂM LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI

Hình ảnh
Tâm lý thị trường (market sentiment) hiện tại là khá tích cực. Điều này được thấy rõ thông qua sự phục hồi mạnh mẽ của một loạt các lớp tài sản rủi ro như chứng khoán, tiền số và các đồng high risk currency như tiền hàng hóa: AUD, CAD hay NZD trong phiên trading cuối cùng của tuần trước. Sự phục hồi đó đặt ra câu hỏi liệu rằng đây chỉ là một Dead Cat Bounce, một Pull- Back trong một Downtrend tổng thể hay thật sự là một Trend Reversal đang diễn tiến thành hình? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này, đồng thời cũng giúp đọc hiểu tâm lý của thị trường hiện tại và tiên đoán xu hướng tiếp theo cho các thị trường tài chính từ nay cho tới ngày FED họp 27/7/2022. MỘT: NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHỤC HỒI Đầu tiên phải nói về nguyên nhân của sự phục hồi có vẻ khá bất ngờ này của nhóm các tài sản rủi ro. Từ quan điểm cá nhân tôi cho rằng nó đến từ the FED. Cụ thể hơn là đến từ cái tâm lý kỳ vọng về việc một FED sẽ không thật sự quá thắt chặt như lúc trước, lúc mà chỉ số CPI tháng 6 được công bố ở

ĐỪNG BỊ ĐÁNH LỪA BỞI SỐ LIỆU LẠM PHÁT, HÃY CỨ MUA VÀO CÁC ETF TRÁI PHIẾU HOA KỲ

Hình ảnh
Lạm phát tháng 6 của Mỹ tiếp tục là một con số cao không tưởng: 9,1% - cao nhất từ 1981 và cao hơn hầu hết tất cả các dự đoán của các kinh tế gia trước đó. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ nói, HÃY QUÊN LẠM PHÁT đi. Nó đã hoặc đang tạo đỉnh và sớm giảm trở lại. Vì sao vậy? Đầu tiên hãy nhìn vào Hình #1 phía dưới. Phần lớn yếu tố gây ra lạm phát cao của tháng 6 vừa qua vẫn là nhóm hàng năng lượng Energy với mức tăng hiệu chỉnh 12 tháng lên tới 41.6%. Điều này là dễ hiểu bởi vì giá dầu thô $WTI mặc dù trong tháng 6 có giảm nhưng kết thúc ngày30/6 vừa qua nó vẫn đóng cửa ở mức rất cao, gần 105$/thùng (xem biểu đồ #2). Cho nên nhìn chung giá cả các món hàng thuộc về năng lượng vẫn là rất cao => CPI cao cũng là điều hợp lý. Thế nhưng liệu CPI có còn cao mãi được nữa không khi mà giá dầu liên tục giảm tiếp kể từ 30/6 trở về đây? (xem lại biểu đồ #2).  Hình #1: Năng lượng là thành tố chủ yếu gây ra lạm phát cao trong tháng 6 Biểu đồ #2: https://www.tradingview.com/x/Ao9Myk1Y/ Thứ nhì nữa là hãy n

QUÊN LẠM PHÁT ĐI, GIỜ LÀ LÚC PHẢI NÓI VỀ KHỦNG HOẢNG (Phần 3)

Hình ảnh
(Tiếp tục phần Ba: Forex, Stock, Cryptos thì trade như thế nào?) Mặc dù sáng nay khá bận, bận nhưng mình vẫn ưu tiên dành ra 30 phút để viết tiếp câu chuyện con đang dang dở trong bài viết ngày hôm qua. Sở dĩ có điều này là bởi vì bản thân nhận được tương đối nhiều khích lệ từ phía cộng đồng. Công khai trên trang cá nhân cũng có mà inbox riêng tư cũng có luôn. Ưa nịnh là dở hơi rồi mà! Trở lại chủ đề chính là Forex, Stock và Cryptos thì phải trade như nào khi kinh tế đi vào suy thoái? Đầu tiên đó là Forex hay Currency tức là thị trường tiền tệ. Theo thiển ý cá nhân thì Đồng USD vẫn sẽ là King mặc dù nó đã tăng được 1 quãng đường dài kể từ Quý II/2021, USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm 8 đồng tiền phổ biến hay được trade bởi các bạn trader nhỏ lẻ bao gồm USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CAD, NZD và CHF. Lẽ thông thường là khi khủng hoảng đến thì các đồng tiền trú ẩn là USD và JPY sẽ mạnh lên. Nhưng kỳ này thì hơi khác một chút, khác là ở chỗ đồng JPY có thể sẽ không mạnh như trong

QUÊN LẠM PHÁT ĐI, GIỜ LÀ LÚC PHẢI NÓI VỀ KHỦNG HOẢNG

Hình ảnh
  Bài viết này nhằm mục đích chia sẻ viễn cảnh về một BỨC TRANH TOÀN CẢNH các thị trường tài chính trong nửa cuối năm 2022 theo thiển ý cá nhân. Nội dung bài viết bao gồm Ba phần chính, Bảy phần phụ và Tám phần linh tinh sau đây: Một: Hãy quên Lạm phát đi Hai: Dấu hiệu cho thấy chúng ta đang ở TÂM của khủng khoảng Ba: Tiên đoán xu hướng vận động tiếp theo của các thị trường tài chính: Trái phiếu, Cổ phiếu, Hàng hóa, Tiền tệ và chơi luôn cả Tiền số/Cryptos ======================================== Một: Hãy quên Lạm phát đi Từ kinh nghiệm cá nhân của mình thì khi mà Truyền thông tài chính nói rất nhiều về một vấn đề gì thì đó cũng là lúc mà câu chuyện ấy đã đến hồi kết thúc. Và câu chuyện Lạm phát cao ở các nước Châu Âu và Mỹ hiện tại chính là một thí dụ không thể điển hình hơn. Suốt những tháng gần đây, truyền thông liên tục nói về lạm phát! Điều này là đúng bởi vì CPI – thước đó lạm phát chính trong kinh tế học cho thấy lạm phát tại Mỹ đang là cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây (US

HÃY TỈNH TÁO - LẠM PHÁT CÓ THỂ ĐÃ TẠO ĐỈNH

  Câu chuyện hút khách nhất và cũng là nỗi lo sợ lớn nhất trên thị trường tài chính hiện tại chính là lạm phát Nói nó “hút khách” là bởi vì lạm phát của mấy ông Mỹ, Anh, Âu đều đã đạt mức cao nhất trong 40 năm trở lại đây (Mỹ: 8.6%; Anh 9,1%, Euro: 8,1%). Pls check tại https://tradingeconomics.com/united-states/inflation-cpi Còn nói nó “sợ nhất” là bởi vì động thái tăng lãi suất dồn dập của một loạt các ngân hàng trung ương lớn dạo gần đây như: FED tăng từ 0.25% lên 1.75%; BOE tăng từ 0.1% lên 1.25% và ECB tuy chưa tăng nhưng đang đe dọa tháng 7 tới sẽ tăng lần đầu 0.25%... đã đẩy một loạt các thị trường tài chính rơi vào hoảng loạn, bán tháo: Chỉ số S&P500 rơi gần 25% tính từ đỉnh cao khoảng 4800 điểm xuống đáy thấp vùng 3650 điểm; chỉ số cổ phiếu công nghệ Nasdaq Composite thậm chí còn mất nhiều hơn tương ứng với con số khoảng 33% tính từ đỉnh. Và đó là những con số đại diện cho toàn thị trường chung, mức sụt giảm thậm chí còn kinh hoàng hơn khi nhìn vào những con số của các Đại